Responsive là thuật ngữ chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều trong quá trình triển khai cũng như vận hành website. Với những bạn mới bắt đầu vào nghề thì thuật ngữ này còn khá mới mẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn giải thích responsive là gì và lý giải tại sao web responsive lại quan trọng trong SEO. Cùng Hùng Mạnh Digital tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Giới thiệu về responsive web design
Định nghĩa và ý nghĩa của web responsive
Là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình thiết kế website. Responsive được dùng để chỉ một trang web có khả năng tương thích với các thiết bị và kích thước màn hình khác nhau. Các thiết bị phổ biến có thể kể đến như desktop, tablet, mobile với đa dạng độ phân giải khác nhau.
Tại sao responsive web design là một xu hướng quan trọng
Theo thống kê, sau đại dịch Covid-19 lượng người dùng truy cập Internet trên thiết bị di động tăng đột biến lên đến 68% so với cùng kỳ năm trước đó. Và sau khi đại dịch qua đi, thói quen của người dùng cũng chuyển qua lướt web bằng điện thoại nhiều hơn trên PC hay tablet.
Những con số trên cho thấy việc tối ưu hoá trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động là vô cùng quan trọng. Việc tối ưu web responsive giúp đảm bảo người dùng có thể truy cập và tương tác với trang web một cách đơn giản và thuận tiện trên bất kì thiết bị nào.
Lợi ích của responsive web design đối với SEO
Việc tối ưu một website có responsive cung cấp vô vàn lợi ích, một trong số đó có thể kể đến như:
Tăng tốc độ tải trang
Trang web responsive được tối ưu hoá nhằm mục đích đa dạng hoá phương thức truy cập. Do đó khách hàng hoàn toàn có thể truy cập bằng bất kì thiết bị nào mình có. Web responsive còn giúp tăng tối đa tốc độ tải trang khi truy cập bằng điện thoại các phần tử sẽ được co giãn cho phù hợp mà không cần phải load giao diện của máy tính.
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Khi giao diện từng thiết bị được tối ưu, việc sử dụng, thao tác trên các web responsive. Ví dụ một website chỉ tối ưu giao diện cho máy tính khi khách hàng truy cập bằng điện thoại sẽ không thể bao quát được toàn bộ nội dung website, thu phóng kém ổn định và các phần tử cũng sẽ rất nhỏ, khó quan sát.
Tăng cường tương tác và giữ chân khách hàng
Một web responsive giúp duy trì và giữ chân khách hàng tốt hơn một trang web không tối ưu. Theo thống kê, một website responsive giúp giữ chân khách hàng lâu hơn và tạo ra tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn.
Tối ưu hóa SEO trên các thiết bị di động
Responsive là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc duy trì và nâng cao thứ hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm. Việc giữ chân khách hàng và tạo ra tỉ lệ tương tác tốt là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng trên Google. Ngoài ra, các bot của Google cũng ưu tiên các website tương thích với thiết bị di động trong các trang tìm kiếm trên điện thoại.
Giảm tỷ lệ thoát (bounce rate) và tăng tỷ lệ chuyển đổi
Một trang web responsive giúp thương hiệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn và tạo ấn tượng với khách hàng. Từ đó giúp giữ chân khách hàng ở lại và tương tác cao hơn. Khi website của bạn được hiển thị với khách hàng nhiều lần sẽ là tiền đề tạo ra các chuyển đổi về thương hiệu và doanh số.
Các nguyên tắc thiết kế responsive web
Có một số nguyên tắc thiết kế website responsive bạn cần lưu ý để đảm bảo website của bạn hoạt động tốt trên mọi thiết bị với đa dạng độ phân giải khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên tắc chính.
Sử dụng thiết kế đơn giản, linh hoạt
Thiết kế website với cấu trúc linh hoạt, co giãn phù hợp với nhiều tỉ lệ màn hình khác nhau. Nên sử dụng các thuộc tính như min-width, responsive, … để website tự thay đổi theo tỉ lệ màn hình và thu phóng. Nên sử dụng các đơn vị đo lường linh hoạt như % thay vì các đơn vị fix cứng nhằm bố trí các phần tử trên trang.
Sử dụng media queries và breakpoints
Sử dụng media query để điều chỉnh phong cách và bố cục của trang web dựa trên các thông số của thiết bị truy cập như phân giải màn hình, tỉ lệ thu phóng, hướng xoay của màn hình. Ngoài ra nên sử dụng các breakpoint để quyết định các mốc thu phóng web responsive. Khi kích thước màn hình và độ phân giải chạm vào ngưỡng của breakpoint đã định sẵn, thì giao diện tương ứng sẽ được áp dụng nhằm đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất.
Tuy có đa dạng các kích thước màn hình. Tuy nhiên dựa vào một số kích thước màn hình phổ biến có thể đặt các giá trị kích thước tương ứng với điểm breakpoint như sau: 320px (các thiết bị điện thoại di động), 768px (máy tính bảng ở hướng dọc), 1024px (màn hình máy tính và tablet ở hướng ngang) và 1440px (màn hình lớn có độ phân giải cao).
Khi kích thước màn hình chạm ngưỡng một breakpoint cụ thể, các thành phần của một website responsive thay đổi bao gồm bố cục, size chữ, kích thước hình ảnh và video, layout các phần tử, và một vài thành phần sẽ bị ẩn đi với các setup như chỉ hiển thị trên máy tính, máy tính bảng hoặc thiết bị di động. Nhờ đó mà trang web được hiển thị tốt hơn, nội dung rõ ràng, không bị mất nội dung và tăng cường tốc độ load trang, mang tới những trải nghiệm mượt mà hơn bao giờ hết.
Xuyên suốt quá trình xác định breakpoint, bạn cần dựa trên các nghiên cứu về hành vi của người dùng thông qua các trình tracking như Google Tag Manager, Google Analytics,… từ đó đưa ra các breakpoint phù hợp để tối ưu một website responsive hoàn hảo.
Tối ưu hóa hình ảnh và video
Để tối ưu hoá media (bao gồm hình ảnh và video) trên một website responsive, bạn có thể dựa vào một vài lưu ý quan trọng dưới đây:
- Tối ưu dung lượng hình ảnh: Trước khi đưa một media lên web, hãy đảm bảo chúng được tối ưu hoá về dung lượng. Con số càng thấp thì tốc độ load trang càng nhanh. Một số công cụ cho phép nén ảnh mà không làm giảm chất lượng đi quá nhiều. Có thể kể đến các công cụ nén ảnh online, Adobe Photoshop, Lightroom,…
- Sử dụng định dạng hình ảnh phù hợp: Hãy luôn đảm bảo định dạng hình ảnh trên website là tối ưu nhất. Thông thường Google khuyến khích các website sử dụng hình ảnh dạng webp. Định dạng này có ưu điểm là dung lượng siêu nhẹ, chất lượng đảm bảo tốt tuy nhiên do đây là một định dạng do Google phát triển nên một số ít trình duyệt có thể sẽ bị lỗi hiển thị. Để an toàn thì JPG sẽ là định dạng khuyến khích được sử dụng cho các hình ảnh chất lượng cao và PNG sẽ là định dạng thích hợp cho các ảnh tách nền, vector và logo.
- Không quên thêm các thẻ alt và title: Thuộc tính alt cho phép tạo ra một đoạn mô tả ngắn gọn cho người dùng khi hình ảnh không thể hiển thị do lỗi trình duyệt hoặc đường truyền. Ngoài ra, các bot của công cụ tìm kiếm cũng dựa vào alt để xác định nội dung hình ảnh. Điều này không chỉ tối ưu SEO trên website mà còn giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất khi đọc nội dung trên trang.
- Sử dụng HTML5 và iframe để nhúng các phần tử nặng: Bạn có thể sử dụng <video> để nhúng các phần tử video từ các đơn vị phân phối khác thay vì sử dụng flash cũ kỹ để đưa nội dung trong hosting ra trang web. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều dung lượng cho website, phần nào đó cũng gia tăng tính tương thích và ổn định và tăng tốc độ tải trang.
- Lưu trữ media tại một đơn vị bên thứ 3: Nếu tốc độ của hosting không quá cao, hãy cân nhắc đến việc sử dụng các đơn vị thứ 3 để lưu trữ media như Vimeo, Youtube, Amazone S3. Điều này giúp website của bạn nhanh hơn và cũng giảm tải cho các máy chủ của website.
Phân tách nội dung (content) và giao diện (layout)
Là một trong những nguyên tắc quan trọng trong thiết kế và vận hành trang web responsive. Đây là cách giúp giữ chân và tối ưu hoá trải nghiệm người dùng trên nhiều thiết bị khác nhau và dễ dàng quản lý. Đây là những lưu ý để bạn dễ dàng phân tách giữa content và layout:
- Content (nội dung): Đây là thông tin chính của một trang mà bạn muốn truyền tải tới người dùng. Một số thành phần trong nội dung có thể kể đến như văn bản, hình ảnh, video, button,… và một vài thành phần khác có ý nghĩa lớn với trang web. Khi phân tách, đồng nghĩa với việc người dùng có thể tập trung hơn vào nội dung mà bạn muốn truyền tải và không bị layout che khuất trên các thiết bị có màn hình nhỏ, từ đó tối ưu trải nghiệm trên toàn bộ thiết bị.
- Giao diện (layout): Hiểu đơn giản là cách trang web được tạo thành và hiển thị tới người dùng. Một website được chia thành 12 cột theo chiều dọc và bao gồm các yếu tố như bố cục, kiểu chữ, màu sắc và cách để sắp xếp các thành phần trực quan khác. Người dùng dựa theo các khuôn mẫu hoặc kiến thức được học để tạo ra một giao diện bắt mắt, thân thiện và linh hoạt với người dùng. Tối ưu giao diện sao cho chúng tương thích và thân thiện với các giao diện khác nhau.
Kiểm tra và đảm bảo tính tương thích trên các thiết bị khác nhau
Kiểm tra và đảm bảo tính tương thích trên các thiết bị khác nhau là một yếu tố bạn cần thực hiện thường xuyên và định kì trên website của mình. Các thiết bị được ra mắt liên tục đồng nghĩa với việc công nghệ và các thiết kế khác nhau, cần dựa vào các nguồn thu thập để tối ưu web responsive định kỳ. Dưới đây là một vài lưu ý để thực hiện và đảm bảo tính tương thích.
- Kiểm tra trên nhiều thiết bị thực tế để xác nhận trang web responsive của bạn hoạt động hoàn hảo trên tất cả các thiết bị. Bao gồm các công cuộc kiểm tra trên các kích thước và độ phân giải khác nhau, tỉ lệ thu phóng và các trình duyệt đa dạng.
- Kiểm tra tốc độ tải trang: Đây là yếu tố quan trọng quyết định người dùng có tiếp tục ở lại website của bạn hay không. Một số công cụ kiểm tra tốc độ tải trang được khuyến khích sử dụng như Google Page Speed Insight, GT Metrix,… Bạn cũng cần kiểm tra tốc độ tải trang thực tế trên các điều kiện băng thông bởi trải nghiệm người dùng thực tế là yếu tố nên được ưu tiên nhất.
- Theo dõi và cập nhật: Như đã nói, công nghệ được cập nhật liên tục, cùng với đó là sự ra đời của các thiết bị mới với các thông số khác nhau. Việc cập nhật liên tục nhằm đảm bảo trang web đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn mới nhất của thiết bị và trình duyệt, đặc biệt là trên thiết bị di động.
Các công cụ hỗ trợ thiết kế responsive web
Công cụ kiểm tra tương thích trên thiết bị di động
Có nhiều công cụ kiểm tra tính tương thích trên thiết bị di động mà bạn có thể sử dụng. Chúng tôi khuyến khích bạn nên sử dụng những công cụ từ thương hiệu uy tín và nên sử dụng nhiều công cụ để kiểm tra độ chính xác. Dưới đây là một vài công cụ mà Hùng Mạnh Digital gợi ý cho bạn.
- Google Mobile Friendly: Là công cụ do chính Google phát hành giúp kiểm tính tương thích trên thiết bị di động. Cách kiểm tra đơn giản là nhập URL web responsive của bạn vào và đợi công cụ tiến hành. Một mẹo nhỏ cho bạn là Google cũng dựa vào các yếu tố trong đó để xếp hạng website trên trình tìm kiếm Google trên thiết bị di động.
- Responsinator: Responsinator cho phép bạn kiểm tra trang web của mình trên các thiết bị di động phổ biến như iPhone, iPad, điện thoại thông minh Android và máy tính bảng. Công cụ này hiển thị trang web của bạn trên các thiết bị với các kích thước màn hình khác nhau để bạn có cái nhìn tổng quan về tính tương thích.
- Mobile Simulator: Đây là một extension tích hợp vào trình duyệt để bạn có thể test giao diện trên nhiều thiết bị khác nhau từ Macbook, Ipad, Iphone hoặc các thiết bị android và window. Bạn chỉ cần tải tiện ích thông qua cửa hàng Chrome và ấn vào biểu tượng từ trang web sau đó chọn thiết bị muốn thử nghiệm là có thể sử dụng.
Framework và các thư viện responsive
Trên Internet hiện tại có rất nhiều Framework và thư viện responsive bạn có thể tham khảo để phát triển trang web responsive. Hùng Mạnh Digital sẽ liệt kê một vài framework và thư viện phổ biến mời bạn đọc cùng tham khảo:
- Bootstrap: Là một front-end framework phổ biến dưới sự phát triển của Twitter. Khi truy cập vào Bootstrap bạn có thể tìm kiếm các thành phần, lưới và thuộc tính css đã được định dạng sẵn để tạo lập một website responsive nhanh chóng.
- Foundation: Là một khuôn khổ mặt trước mạnh mẽ và linh hoạt được phát triển bởi ZURB. Nó cung cấp các lưới linh hoạt, các thành phần tương thích với thiết bị di động và nhiều tính năng tùy chỉnh để bạn tham khảo hoặc sử dụng.Bulma: Bulma là một framework CSS linh hoạt và dễ sử dụng. Nó giúp bạn nhanh chóng xây dựng các giao diện responsive bằng cách sử dụng các lớp CSS tích hợp sẵn.
- Material-UI: Material-UI là thư viện định hướng vật liệu phổ biến cho React UI (Material Design). Nó cung cấp các thành phần tương thích với thiết bị di động và các tính năng tùy chỉnh mở rộng để xây dựng các giao diện responsive. Đây cũng là xu hướng thiết kế website mà Google khuyến khích lập trình viên sử dụng.
- Flexbox và Grid: Flexbox và CSS Grid không phải là các framework hoặc thư viện, mà là các phương pháp tạo kiểu CSS để xây dựng các giao diện responsive. Flexbox tập trung vào việc sắp xếp các phần tử theo các hướng linh hoạt, trong khi CSS Grid cho phép bạn xây dựng các lưới phức tạp hơn.
Tổng kết và lời khuyên cho responsive là gì?
Responsive là một phương pháp xây dựng website tuyệt vời và cần thiết phải áp dụng. Nó có thể thích nghi và hiển thị trên đa dạng thiết bị và kích thước màn hình khác nhau mà không cần phải build từng website riêng biệt trên các domain khác nhau. Khi tối ưu responsive tốt, hiệu suất trang web được cải thiện đáng kể, giúp giữ chân người dùng, tăng tương tác và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Một số lời khuyên khi thiết kế website responsive cho bạn là:
- Lắng nghe người dùng: Hiểu và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Xác định đối tượng của bạn và đảm bảo trang web của bạn cung cấp trải nghiệm tuyệt vời trên thiết bị của họ.
- Thiết kế giao diện linh hoạt: Sử dụng các nguyên tắc thiết kế đáp ứng như Fluid Grids và Media Queries để tạo giao diện linh hoạt và tương thích với các kích thước màn hình khác nhau.
- Tối ưu hóa nội dung: Đảm bảo nội dung trang web hiển thị đầy đủ trên thiết bị di động. Giảm thiểu và tối ưu hóa nội dung để tải trang nhanh hơn.
- Tối ưu hóa hình ảnh và video: Nén và tối ưu hóa hình ảnh và video để giảm kích thước tệp và tăng tốc độ tải trang. Sử dụng đúng định dạng hình ảnh và cân nhắc sử dụng công cụ tối ưu hóa hình ảnh.
- Kiểm tra trên các thiết bị khác nhau: Sử dụng các công cụ kiểm tra và xem trước để đảm bảo trang web của bạn hiển thị chính xác trên các thiết bị và kích thước màn hình khác nhau.
- Cập nhật và Giám sát: Duy trì và cập nhật trang web để đáp ứng các xu hướng mới và nhu cầu của người dùng. Theo dõi hiệu suất và sử dụng các công cụ phân tích để cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu chúng sao cho các phần tử trên website không bị lỗi khi hiển thị tại các thiết bị mới ra mắt hoặc được cập nhật phần mềm.
- Luôn duy trì khả năng tương thích các thiết bị cả cũ và mới: Đảm bảo trang web của bạn hiển thị tốt trên các trình duyệt cũ hơn và các phiên bản thiết bị khác nhau.
Hy vọng với bài chia sẻ ngắn này bạn đã hiểu rõ responsive là gì cũng như biết cách phát triển một trang web responsive. Chúc bạn thành công với những dự án của bản thân. Đừng quên chia sẻ bài viết tới bạn bè nếu cảm thấy hữu ích.
Hùng Mạnh Digitial – Blog số và hơn thế nữa
- Zalo: Nguyễn Mạnh Hùng
- Facebook: Nguyễn Mạnh Hùng
- Instagram: @hungmanh.digital
- Email: hungmanh.work@gmail.com